^Top^
  • Khóa điện tử Hà Nội

    Khóa điện tử Hà Nội

  • Khóa điện tử Kaadas

    Khóa điện tử Kaadas

  • Khóa điện tử vân tay

    Khóa điện tử vân tay

Hà Nội : 45 Trung Văn, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội - SĐT : 0968 008 110
                 202 Bưởi, P. Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội - SĐT : 0968 008 110
TPHCM : 151/1 đường số 6, P. Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh - SĐT : 0906680977
​♦ Hải Phòng : 29 Nguyễn Sơn Hà, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân - SĐT : 0966 333 732 
Quảng Ninh : 15A6 KĐT Monbay, P. Hồng Hải , TP Hạ Long - SĐT : 0936 381 542
Đà Nẵng : 56 Đỗ Quang, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP, Đà Nẵng - SĐT :  0902 903 445

Tìm hiểu về máy chấm công

Thứ bảy - 10/09/2016 20:13
Máy chấm công là một thiết bị giúp ghi nhận thời gian ra vào giúp nhà quản lý dễ dàng biết thông tin chính xác để tính lương, độ chuyên cần của nhân viên công ty.

Khóa điện tử thông minh Homelock xin gửi tới quý khách bài viết tìm hiểu về máy chấm công chi tiết , giúp quý khách có một cái nhìn rõ nét hơn về sản phẩm này!​

  1. Phân loại

Xét về chức năng cơ bản thông dụng nhất hiện nay, máy chấm công có 3 loại chính là: máy chấm công vân tay, máy chấm công bằng thẻ cảm ứng, và máy chấm công bằng thẻ giấy.

-       Máy chấm công vân tay: là máy chấm công sử dụng dấu vân tay của nhân viên để tự chấm công cho mình khi đến làm việc và khi về.

-       Máy chấm công thẻ cảm ứng: là máy chấm công sử dụng thẻ cảm ứng không tiếp xúc proximity, hoặc thẻ mafire để chấm công (đồng thời thẻ này có thể dùng làm thẻ nhân viên).

-       Máy chấm công thẻ giấy: là máy chấm công sử dụng thẻ giấy để in thời gian đến và giờ về của nhân viên trong công ty.

     2. Hoạt động của máy chấm công.

a) Đối với thiết bị chỉ chấm công không kiểm soát ra vào:

Bao gồm 1 đầu đọc vân tay, thẻ từ…kết nối với một máy tính có cài đặt phần mềm chấm công để kết nối và xử lý dữ liệu chấm công của nhân viên trong doanh nghiệp (máy chấm công thẻ giấy thì không kết nối máy tính).

b) Đối với thiết bị vừa chấm công vừa kiểm soát ra vào:

Gồm các bộ phận: đầu đọc kiểm soát ra vào, hệ thống chốt cửa, hệ thống quản lý trên máy tính

Bình thường hệ thống chốt cửa sẽ chốt khóa cửa. Mỗi người sẽ được đăng ký một quyền truy cập (vân tay, thẻ nhớ, mật mã…). Mỗi khi ra vào khu vực được kiểm soát thì người dùng phải sử dụng quyền đó (quẹt thẻ, in dấu vân tay…). Thông tin từ đầu đọc được gửi về phần mềm quản lý trên máy tính, phần mềm này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của người truy cập. Nếu hợp lệ sẽ gửi lệnh mở cửa đến hệ thống chốt cửa. Nếu không hợp lệ sẽ trả thông báo về đầu đọc (truy cập không đúng…).

Ưu – nhược điểm của từng loại máy chấm công hiện nay

a) Máy chấm công vân tay

Ưu điểm: 

- Không thể chấm công giúp nhau vì mỗi người có 1 dấu vân tay hoàn toàn khác nhau.

- Hạn chế tình trạng quên thẻ, mất thẻ

- Hoạt động độc lập hoặc kết nối với máy tính thông qua Lan, Internet.

- Dung lượng máy chấm công lớn.

- Tùy từng loại có thể kết hợp với các access control.

- Dùng phần mềm quản lý, tổng hợp công và báo cáo trên máy tính.

Nhược điểm:

- Không thích hợp với các nhà máy sản xuất hóa chất,…vì vân tay có thể bị mờ, mất vân tay.

- Chấm công lâu hơn dùng thẻ quẹt. Do đó có thể phải lắp đặt  nhiều máy nếu số lượng nhân viên đông, mật độ ra vào cao.

b) Máy chấm công thẻ cảm ứng

Ưu điểm:

- Hoạt động độc lập hoặc kết nối với máy tính thông qua Lan, Internet.

- Dung lượng chấm công thường lớn hơn máy chấm công vân tay.

- Có thể kết hợp thẻ nhân viên và thẻ chấm công (tiết kiệm chi phí in thẻ).

- Tùy từng loại có thể kết hợp với các access control.

- Dùng phần mềm quản lý, tổng hợp công và các báo cáo trên máy tính,

Nhược điểm:

- Có thể chấm công giúp nhau.

- Đầu tư tiền mua thẻ

- Nhân viên có thể mất thẻ hoặc quên thẻ.

c) Máy chấm công thẻ giấy

Ưu điểm: 

- Chi phí ban đầu thấp, sử dụng đơn giản, không cần đến máy tính hay phần mềm

- Hiệu quả chấm công ổn định.

- Thao tác nhanh chóng.

Nhược điểm:

- Có thể chấm công giúp nhau.

- Đầu tư tiền mua giấy, thay ruy băng mự- c in.

- Đầu in bị mài mòn theo thời gian.

- Nhân viên luôn phải mang và bảo quản thẻ (có thể bị rách, ướt, hoặc mất thẻ…)

- Tổng hợp theo dõi thủ công.

Mô hình kết nối máy chấm công.

- Máy chấm công kết nối với máy tính thông qua cổng : TCP/IP(dây mạng RJ45), Cổng Serial  (COM, hay RS232/RS485), Cổng USB lấy dữ liệu thủ công qua USB.

- Mô hình kết nối máy chấm công qua mạng LAN:

 

mo hinh ket noi may cham cong qua mang lan min

kết nối máy chấm công qua mạng LAN

- Mô hình kết nối máy chấm công với hệ thống kiểm soát ra vào:

 

 

Tác giả bài viết: SherLock Home

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây